Tổng quan Con rùa vũ trụ

Ý nghĩa

Ký họa về con rùa Thế giới

Các nền văn hóa lớn khi nhìn nhận về con rùa đều có chung quan niệm trời tròn đất vuông. Trong sự liên tưởng thô sơ nguyên thủy thì không con vật nào gần gũi với mô hình vũ trụ này hơn con rùa với chiếc mai rùa hình vòm trên lưng, biểu tượng cho trời, mặt phẳng dưới bụng biểu tượng cho đất[1]. Rùa có chức năng chống đỡ, đảm bảo sự ổn định của thế gian ấy gắn nó với vị thần cao nhất như ở Tây Tạng cũng như ở Ấn Độ, con rùa cổng vũ trụ là hoá thân, lúc thì của Bồ tát, lúc thì của thần Vishnu, vị thần dưới hình dạng này có một khuôn mặt xanh, là dấu hiệu của sự tái sinh hoặc sinh sản, khi thần từ nguồn nước khởi nguyên nhô mình lên, cõng Trái Đất trên lưng. Nhiều dân tộc đã theo hình con rùa mà làm nhà, làm chân cột chống đỡ các đồ vật, người ta còn tôn thờ rùa như là con vật bảo hộ cho đê điều nhưng hình ảnh thường thấy nhất của rùa chính là việc vận dụng hình tượng rùa để dựng bia, đặt rùa làm đế cho bia tạo cho bia sự vững bền.

Truyền thuyết Ấn Độ còn cho rằng rùa cõng cả trái đất, ít ra cũng làm giá đỡ các ngai thần hoặc làm điểm tựa giữ cho ngọn núi Mandara (núi thiêng) thêm vững chãi. Ở Ấn Độ, rùa là một giá đỡ ngai thần; đặc biệt nó là hóa thân Kurma của thần Vishnu, làm thành giá đỡ của núi Mandara, giữ cho ngọn núi này vững chãi để các Đề-bà (Deva) và A-tu-la (Asura) tiến hành khuấy biển sữa để làm lấy lại thuốc trường sinh Amrita. Người ta bảo đến nay, rùa Kurma vẫn tiếp tục chống đỡ tiểu châu lục Ấn Độ. Trong các huyền thoại Mông Cổ, rùa vàng chống đỡ ngọn núi trung tâm vũ trụ. Người Kamouk tin rằng khi khí nóng mặt trời sẽ nung kho và thiêu cháy mọi vật, con rùa cổng thế giới sẽ cảm thấy hệ quả của sức nóng, sẽ lo lắng, lật mình lại và do vậy mà gây nên cuộc tận thế.

Ý nghĩa biểu trưng của rùa trải rộng trên tất cả các miền của trí tưởng tượng, thuộc nam tínhnữ tính, thuộc loài ngườivũ trụ vì chúng có mai phía trên có hình tròn như bầu trời điều này khiến nó gợi nhớ cái mái vòm phía dưới phẳng như mặt đất, rùa là một biểu thị của vũ trụ và làm thành cả một vũ trụ học. Tại Viễn Đông cũng như ở các dân tộc tại trung tâm Châu Phi, người Dagonngười Bambara thì nó đều được nhìn nhận tương đồng. Rùa là con vật tự thân nó tích hợp được nhiều đặc điểm “thần thánh”, ngoài mô hình “trời tròn đất vuông”, rùa sống rất thọ, có sức chịu đựng tốt với nhiều loại hình khí hậu, lại lưỡng cư, cả trên cạn, dưới nước. Rùa là loài vật linh, sống thọ nên đặt bia trên lưng rùa là mang nghĩa mong muốn điều khắc trên bia đá lưu truyền bất tử. Rùa là biểu tượng cho cả một vũ trụ, do vậy những điều khắc trên bia đá này còn ở trên cả tầm vũ trụ[1].

Rùa còn trở thành sứ giả của ý trời (sứ giả Thanh Giang/rùa thần Kim Quy), báo trước điềm lành, điềm dữ. Phép bói giáp cốt bằng mai rùa chính là một trong những phép bói cổ xưa nhất, tương truyền có từ đời Thương. Cổ nhân dùng mai rùa vì rùa là một vũ trụ thu nhỏ, mai rùa khum tròn tượng trưng cho vòm trời, bốn chân tượng trưng cho đất, ứng với thuyết “trời tròn đất vuông”, phần bụng phẳng (yếm rùa) tượng trưng cho đất. Rùa là con vật biểu tượng cho sự trường thọ, sinh lực và sức chịu đựng. Rùa mang chiếc mai hình vòm trên lưng, biểu tượng cho bầu trời và phần mai phẳng dưới bụng biểu tượng cho mặt đất. Rùa là con vật duy nhất trong tứ linh có thật được nâng lên thành con vật “vũ trụ”, trong khi ba linh vật kia là sinh vật huyền thoại, ở rùa đã hội tụ đầy đủ những đặc tính linh thiêng mà không cần phải lai tạo như linh vật khác[2]

Thành cặp

Rùa thường xuất hiện thành cặp với Long Mã trong đề tài về Hà đồ-Lạc thư. Đây là cặp biểu tượng khởi nguyên của Kinh Dịch, tư tưởng triết học của người Á Đông về quy luật của sự biến đổi. Nó được vận dụng vào rất nhiều lĩnh vực như vũ trụ, thiên văn, địa lý, phong thủy, trị nước, nhân mệnh. Thần Quy Lạc thư bắt nguồn từ tích vua Đại Vũ trị thủy sông Lạc, nhìn thấy một con rùa trên lưng có các chấm đen trắng. Vua theo đó đặt ra Lạc Thư, còn gọi là Hậu thiên bát quái đồ, là ý nghĩa của đồ án “Linh Quy phụ thư” dựa vào tích này. Hình tượng quy tức là con rùa, tượng trưng cho sự bền vững nên đồ án này được thể hiện thông dụng nhất trong tượng tròn làm bia hay trong quần tượng "quy hạc" (con hạc đứng trên lưng con rùa)[3]

Hà Đồ, Lạc Thư và Bát Quái là ba họa đồ được truyền lại từ thời xa xưa có nguồn gốc từ các bộ tộc phía Nam sông Dương Tử cổ đại (là nơi phát tích của người Việt cổ) cũng gắn với rùa, nó mang trên lưng các cổ đồ, “các ký hiệu cổ xưa”, được thể hiện qua một chồng sách thắt lại với các dải lụa, tượng trưng cho con rùa mà Hoàng đế đã bắt gặp, từ miệng rùa phun ra một ngọn nước gọi là thủy ba. Đặc điểm nổi trội của rùa con là sự trường thọ vì rùa có thể sống đến cả ngàn năm, một con rùa đầy lông, mai rùa bám đầy rong tảo và rêu được xem là điềm báo sự trường thọ viên mãn nhất, rùa là biểu tượng cho sự trường cửu, bất biến. Rùa sống được dưới nước lẫn trên đất, nó dung hòa hai hành tương khắc trong ngũ hành là thủy (nước) và thổ (đất)[2].

Hình ảnh rùa và hạc được bài trí trong những ngôi đền, chùa linh thiêng. Hình ảnh hạc chầu trên lưng rùa trong nhiều ngôi chùa, miếu, hạc đứng trên lưng rùa biểu hiện của sự hài hòa. Chữ rùa nghĩa là quy, nghĩa sự quay trở về, hạc lại tượng trưng cho sự thanh cao, thuần khiết đó chính là quay về với nguồn cội. Hạc được xem là loài chim thanh cao và sống thọ, nên khi đem kết hợp sẽ trở thành biểu tượng của sự trường tồn, biểu thị cho khát vọng tốt đẹp, sự kết giữa hai loài sống thọ đội nhau đã tạo nên biểu tượng “thọ đội thọ”[4], rùa là loài sống sát mặt đất, hạc là loại bay sống ở trên cao nên khi đặt hạc đứng trên lưng rùa thành một cặp thì đó là hình tượng hóa về sự hài hòa của trời và đất, hai thái cực âm dương[5]. Theo truyền thuyết rùa và hạc là đôi bạn rất thân nhau. Rùa tượng trưng cho con vật sống dưới nước, biết bò, hạc tượng trưng cho con vật sống trên cạn, biết bay.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Con rùa vũ trụ http://congan.dienbien.gov.vn/news/NGUOI-TOT-VIEC-... http://www.tuyengiao.vn/van-hoa-xa-hoi/van-hoa/nga... https://www.thespruce.com/dragon-turtles-use-in-fe... https://en.wikipedia.org/wiki/Bee_(mythology) https://en.wikipedia.org/wiki/Cicada_(mythology) https://en.wikipedia.org/wiki/Coyote_(mythology) https://en.wikipedia.org/wiki/Emmet_(heraldry) https://en.wikipedia.org/wiki/Fictional_depictions... https://en.wikipedia.org/wiki/Ged_(heraldry) https://en.wikipedia.org/wiki/Giant_squid_in_popul...